Kinh Nghiệm Bấm Lỗ Tai Cho Các Bạn Mới

Bùi Đức Chí 17/08/2020
Trang Sức Bảo Tín

Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp cho cả hai phái. Việc bấm lỗ tai nghe có vẻ rất đơn giản nhưng chúng ta cũng cần phải tìm hiểu trước khi quyết định bấm lỗ tai. Dưới đây là một số TIP nhỏ để bạn tham khảo để việc bấm lỗ tai trở nên đơn giản, dễ lành và an toàn hơn cho bạn.

Bấm lỗ tai có đau không?

Đây là câu hỏi mà có lẽ nhiều người quan tâm nhất. Bấm lỗ tai tùy thuộc vào vị trí bấm để quyết định độ đau của nó, Nếu bạn bấm lỗ tai ở vị trí dái tai thì độ đau sẽ nhẹ nhàng hơn và độ lành vết thương cũng nhanh hơn. Còn ở các vị trí khác như : vành tai trên, vành tai trong, lỗ helix, lỗ ngang scaffold, lỗ rook, lỗ daith…thì bạn sẽ có cảm giác nhói đau khi bấm lỗ tai, bởi đây là những điểm chứa sụn, các mạch máu và dây thần kinh của tai nên sẽ có cảm giác đau nhói và lâu lành hơn vị trí dái tai, bạn có thể sẽ bị đau từ 1 đến 3 tháng đó. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng, chúng tôi sẽ đưa ra một số TIP giúp bạn vệ sinh và chăm sóc lỗ bấm mau lành hơn.

Vị trí bấm lỗ tai

Từ trước đến nay, người ta thường chọn dái tai là vị trí để bấm lỗ tai, vì đây là vị trí ít đau và dễ bấm nhất. Kiểu bấm phổ biến nhất mọi người hay lựa chọn đó là bấm đơn, bấm hai hay ba lỗ đều rất ấn tượng.

Nhưng ngoài vị trí dái tai ra, thì ngày nay bạn còn có đến hơn 10 vị trí khác để có thể bấm lỗ tai mang đến cho bạn nhiều sự trải nghiệm tuyệt vời, thể hiện được cá tính, phong cách riêng của bạn. Riêng vị trí vành tai nơi có chứa sụn, mạch máu và các dây thần kinh thì bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý trước khi bấm lỗ ti vì vị trí này nó khá nhạy cảm, đau nhiều và thời gian lành lâu hơn.

Một biến tấu khác của việc bấm lỗ tai này chính là nong tai, phương pháp này là sử dụng một phụ kiện có kích thước lớn hơn để làm rộng lỗ bấm hơn. Đây là một trong những cách làm đẹp được rất nhiều bạn yêu thích vì nó giúp các bạn thể hiện được bản thân, tuy nhiên khá tốn thời gian và càn sự kiên nhẫn cao vì phải thay đổi nong thường xuyên hơn.

Cách chăm sóc vết bấm

Bấm lỗ tai là một thủ thuật liên quan đến cấu trúc của tai như da, sụn nên khi bấm lỗ tai chúng ta cũng cần phải có những phương pháp và nguyên tắc chăm sóc vết thương. Điều này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sắc đẹp của bạn.

  • Cần giữ gìn sạch sẽ, rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vết thương.
  • Nên dùng bông y tế, nước sát trùng, oxy già hoặc có thể dùng nước muối pha loãng và cần phải thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận.

 Cần chú ý những gì khi bấm lỗ tai?

  • Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng nó lại làm khô da nứt nẻ dẫn đến chảy máu
  •  Kiên trì vệ sinh, không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.
  • Để lỗ bấm không bị “tịt”, sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự từ 6 – 8 tuần, chất liệu không gỉ. Mỗi ngày thực hiện xoay khuyên nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần, không quá nhiều và quá mạnh.

  • Bạn nữ hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.
  • Lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.
  • Nếu gặp biến chứng bất thường không tự ý xử lý mà nên liên hệ với nơi bạn bấm hoặc bác sĩ để được hướng dẫn kỹ càng.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng một số đồ ăn dễ khiến vết thương chảy máu, lên mủ, khó lành như: thịt gà, cá chép, đồ nếp,...

Trên đây là những kinh nghiệm cho các bạn có ý định bấm lỗ tai. Mình hy vọng với những chia sẻ này các bạn có thêm kiến thức để giúp mình khi quyết định bấm lỗ tai nhé!

 

Bạn đang xem: Kinh Nghiệm Bấm Lỗ Tai Cho Các Bạn Mới
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Zalo
Hotline Hotline
Khuyến mãi Khuyến mãi
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0977 205 813